6 dấu hiệu chỉ ra rằng bạn đang ở trong một mối quan hệ độc hại

Nhiều thói quen xấu trong một tình yêu len lỏi vào nền văn hóa và chúng ta chấp nhận chúng như những điều bình thường. Dưới đây là một số những điều tồi tệ nhất.

 

Không có một lớp học nào trong trường cấp ba dạy cách làm thế nào để không trở thành một người bạn trai hoặc một người bạn gái tồi tệ. Chắc chắn rồi, chúng ta chỉ được dạy về sinh học giới tính, hôn nhân hợp pháp, và có thể ta được đọc một vài câu chuyện tình yêu tối nghĩa từ thế kỉ 19 nói về việc làm thế nào để không trở lên khốn nạn.

Không có những ý tưởng rõ ràng về tình yêu, chúng ta sẽ trải qua quá trình thử - và sai cơ bản, và nếu bạn giống như hầu hết mọi người, chủ yếu sẽ là sai lầm.

Một trong những vấn đề là rất nhiều thói xấu trong tình yêu đã bén rễ trong nền văn hóa của chúng ta. Chúng ta tôn thờ một tình yêu lãng mạng. Đàn ông và đàn bà được khuyến khích coi đối phương và tình yêu lãng mạng là mục tiêu. Vì vậy, nửa kia của chúng ta thường được nhìn nhận như là một chiến tích hoặc một phần thưởng hơn là một người có thể chia sẻ sự giúp đỡ tinh thần cùng chúng ta.

Rất nhiều những cuốn sách self-help ngoài kia không hữu dụng tý nào hết. Và với đa số chúng ta, bố và mẹ cũng thường không phải là hình mẫu tốt nhất về tình yêu cho chúng ta học hỏi phải không ?

Một mối quan hệ độc hại là như thế nào?

Rất nhiều người trong chúng ta bước chân vào thế giới tình yêu mà thậm chí không biết có rất nhiều những thứ về tình yêu rất độc hại để tin vào. Nào, trước tiên cùng làm rõ ràng xem một tình yêu độc hại là gì:

Một mối quan hệ độc hại xảy ra khi một hoặc cả hai người đều đề cao tình cảm hơn ba nhân tố chính của một mối quan hệ lành mạnh: Sự tôn trọng, sự tin tưởng, và sự gắn bó.

Điều này nghe có vẻ điên với một số người, nhưng tình yêu không nên là lý do để ở lại trong một mối quan hệ, bởi vì nó có thể trở thành đám mây mù che khuất khả năng đánh giá của chúng ta về những điều quan trọng khác.

Nếu bạn đề cao tình yêu bạn nhận được từ một mối quan hệ hơn sự tôn trọng mà bạn nhận được, bạn sẽ bị đối xử như một cái giẻ chùi chân. Nếu bạn đề cao tình yêu hơn sự tin tưởng trong một mối quan hệ, bạn sẽ bị đối phương lừa dối. Nếu bạn đề cao tình yêu hơn sự gắn bó có trong mối quan hệ, bạn sẽ trải nghiệm cảm giác lạnh lùng và xa cách trong tình yêu này.

Chúng ta bị mắc vào các mối quan hệ độc hại vì rất nhiều nguyên do – có thể ta có lòng tự trọng thấp, có thể ta không có đủ nhận thức để nhận ra điều gì đang xảy ra, có thể ta không có cách xử lý tốt cảm xúc của mình, và vân vân. Nhưng tất cả những điều này sẽ tạo nên một mối quan hệ hời hợt, không lành mạnh về mặt tâm lý và tiềm ẩn khả năng lạm dụng trong tương lai.

6 dấu hiệu của một mối quan hệ độc hại bạn có thể nghĩ là bình thường

Mối quan hệ độc hại có thể thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng tôi đã tìm ra một số dấu hiệu xấu trong một mối quan hệ mà nhiêu người hoặc làm ngơ hoặc thậm chí tồi tệ hơn, nghĩ rằng chúng thực sự là biểu hiệu của một mối quan hệ tốt.

Dưới đây là sáu xu hướng chính trong các mối quan hệ mà nhiều cặp đôi nghĩ là tốt và bình thường nhưng thực sự lại là những hành vi độc hại và gây tổn thương cho những gì bạn yêu thương.

1.       Mối quan hệ “bàn thắng”

Điều này là gì?:  Hiện tượng “Giữ bàn thắng” là việc người bạn yêu cứ tiếp tục trách móc bạn vì những lỗi lầm trong quá khứ. Nếu cả hai người đều làm việc này, nó sẽ dần đến cái mà tôi gọi là “Mối quan hệ bàn thắng”, nơi mà mối quan hệ biến chất trở thành một trận chiến để xem rằng ai là người xiêu vẹo nhất trong suốt những tháng, năm vừa qua, và vì thế ai là người mắc nợ đối phương nhiều nhất.

 

Trong bữa tiệc sinh nhật lần thứ 28 của Cynthia, bạn cư xử như một thằng tồi, rồi từ đó đời cũng tàn luôn. Tại sao ư? Vì tuần nào bạn cũng bị cô người yêu lải nhải nhắc lại chuyện đó. Nhưng thôi, vì lần khác bạn thấy cô bồ mình nhắn tin tán tỉnh đồng nghiệp mà không dám ghen tuông thì cũng coi là huề, chẳng phải thế sao?

Sai rồi? 

Tại sao điều này lại độc hại: Mối quan hệ bàn thắng là hai lần cái bãi rác. Không chỉ bạn đang làm chệch hướng vấn đề hiện tại bằng cách tập trung vào những lỗi làm trước đây, mà bạn còn đang gợi lại cảm giác tội lỗi và cay đắng từ quá khứ để thao túng đối phương, khiến họ cảm thấy tồi tệ.

Nếu điều này kéo dài đủ lâu, cả hai người cuối cùng sẽ dành phần lớn năng lượng của mình để cố gắng chứng minh rằng họ “ít lỗi lầm” hơn người kia hơn là dành năng lượng đó để giải quyết những vẫn đế thực sự trong hiện tại. Con người sẽ dành hầu hết thời gian của họ để trở nên “ít sai” hơn người kia thay vì để trở lên phù hợp hơn với nửa còn lại của họ.

Nên làm gì thay thế: Giải quyết chính vấn đề đó trừ khi chúng có mối liên kết hợp lí. Nếu trường hợp mà họ có thói quen nói dối, thì đó rõ ràng là vấn đề theo chu kì. Nhưng sự thật là việc cô ấy làm bạn xấu hổ vào năm 2010 và bây giờ cô ấy buồn và phớt lờ bạn không có tý gì liên quan đến nhau hết, cho nên đừng mang chúng ra để làm vũ khí cho bản thân.

Có một điều quan trọng cần hiểu ra rằng bằng việc lựa chọn một người làm bạn đời của mình, bạn đang lựa chọn tiếp nhận mọi hành động và cư xử trước đây của họ. Nếu bạn không thể chấp nhận chúng, sớm muộn gì bạn cũng sẽ không chấp nhận được người yêu của mình. Nếu điều gì làm phiền bạn hồi một năm trước thì đáng lẽ bạn nên giải quyết chúng từ một năm trước rồi.

 

2.       Đưa ra “gợi ý” và những sự tức giận gián tiếp

Điều này là gì: Thay vì nói mọi thứ một cách thẳng thắng và rõ ràng, một người lại cố gắng gợi ý người kia theo hướng để tự tìm tòi ra điều họ muốn. Thay vì nói ra điều gì thực sự làm bạn buồn, bạn lại đi tìm những lí do nhỏ mọn để làm người yêu bạn giận, thế nên bạn có thể cảm thấy hợp lí để phàn nàn về họ.

Tại sao điều này lại độc hại: Bởi vì nó thể hiện rằng cả hai bạn đều không thoải mái giao tiếp cởi mở và rõ ràng. Một người sẽ không có lý do gì để giận dỗi gián tiếp nếu họ cảm thấy an toàn khi bày tỏ sự không hài lòng hoặc sự không yên tâm trong một mối quan hệ. Một người sẽ không bao giờ cảm thấy phải đưa ra “gợi ý” nếu họ cảm thấy họ sẽ không bị phán xét hoặc chỉ trích vì đã thành thật.

Nên làm gì thay thế: Truyền tải cảm xúc và mong muốn của mình một cách cởi mở. Và hãy thể hiện rõ ràng rằng người kia không cần thiết phải có trách nhiệm với những cảm xúc đó, nhưng rằng bạn vui lòng nhận được sự giúp đỡ của họ. Nếu họ yêu bạn, họ gần như sẽ luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.

 

3.       Giữ “con tin” trong mối quan hệ 

Điều này là gì: Khi một người muốn trách móc hoặc phàn nàn hay dọa người kia điều gì đó họ sẽ đe dọa bằng cách đưa ra những lời đe dọa về toàn bộ mối quan hệ này. Ví dụ, nếu người ấy cảm thấy dường như bạn lạnh nhạt với họ, thay vì nói, “em/anh cảm thấy đôi lúc em/anh lạnh lùng với em/anh đấy, thì họ sẽ nói “Em/anh không thể yêu một người mà lúc nào cũng lạnh lùng với Em/anh.”

Tại sao điều này lại độc hại: Cứ dùng “con tin” sẽ gây ra hàng tấn “drama” không cần thiết. Ngay cả những vấn đề nhỏ xảy ra trong cuộc sống đôi lứa cũng dẫn đến những lời đe dọa khủng khiếp về nhận thức. Có một điều quan trọng cần biết rằng trong mối quan hệ hai người những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực cần có thể được trao đổi một cách an toàn mà không có sự đe dọa nào về toàn bộ tương lai của mối quan hệ đó. Không có nổi tự do để thành thật, hai bạn sẽ đàn áp suy nghĩ và cảm xúc của nhau điều mà sẽ tạo ra một môi trường không tin tưởng và đầy sự thao túng.

 Nên làm gì thay thế: Không có hề chi nếu bạn buồn vì người yêu của bạn hoặc không thích điều gì đó ở họ - đó là hành vi bình thường của con người. Hãy hiểu rằng việc cam kết ở với ai đó và việc luôn luôn thích một ai đó không phải là một. Bạn có thể hoàn toàn hết lòng vì ai đó mà đồng thời vẫn có thể tức giận và nổi cáu với họ một lúc nào đó. Mặt khác, việc hai người có khả năng truyền đạt những phản hồi và phàn nàn mà không có sự đánh giá hoặc đe dọa sẽ thắt chặt hơn mối liên kết giữa hai người trong một tương lai dài.

 

4.       Trách mắng đối phương vì cảm xúc của bạn

Điều này là gì: Thử tình huống này nhé: bạn đang có một ngày tồi tệ và bồ của bạn thì chính xác không có gì cảm thông quá lớn hay tỏ vẻ giúp đỡ gì – có thể họ đang bận công chuyện với đồng nghiệp cả ngày qua điện thoại, hoặc họ bị phân tâm khi bạn ôm họ. Bạn muốn 2 đứa nằm ở nhà với nhau tối nay và cùng xem một bộ phim, nhưng người yêu bạn đã có lịch hẹn với bạn bè ở ngoài.

 Vì đã bực bội với cái ngày đen đủi của mình rồi – lại còn thêm cái cách người yêu phản ứng với nó nữa, bạn thấy bản thân như bị hành hạ vì sự vô cảm và nhẫn tâm nhận được. Chắc chắn rồi, bạn không bao giờ yêu cầu sự giúp đỡ về mặt cảm xúc, nhưng người yêu ít nhất thì cũng nên tự biết cách làm bạn cảm thấy tốt hơn chứ. Đáng lẽ cô/anh ấy nên cúp máy và hủy buổi hẹn vì cảm xúc trạng thái cảm xúc tồi tệ của bạn.

 Tại sao điều này lại độc hại: Trách móc đối phương vì cảm xúc của bản thân là ích kỉ và là biểu hiện cơ bản của việc kém cỏi trong việc giữ gìn các ranh giới cá nhân. Khi bạn tạo ra một tiền lệ rằng đối phương phải chiu trách nhiệm cho việc bạn cảm thấy thế nào ở mọi thời điểm, bạn sẽ thấy rằng điều này dễ dàng dẫn đến một mối quan hệ đồng phụ thuộc.  Tất cả mọi việc – thậm chí cả những việc như đọc sách hay xem tivi – đều cần sự đồng thuận từ hai người. Khi một người buồn, tất cả những nhu cầu cá nhân của người kia đều phải ném ra ngoài cửa sổ vì bây giờ là lúc bạn phải làm cho người kia cảm thấy tốt hơn.

 Vấn đề lớn nhất của xu hướng đồng phụ thuộc là chúng nuôi dưỡng sự ức chế. Chắc chắn rồi, nếu lúc nào đó cô bồ nổi điên với tôi vì cô ấy có một ngày như cứt và đang bực bội và cần sự quan tâm, điều đó có thể hiểu được thôi. Nhưng nếu sự mong muốn được quan tâm này trở thành một kỳ vọng và cuộc sống của tôi lúc nào cũng xoay vòng vòng quanh cảm xúc của cô ấy, thì nhanh chóng thôi tôi sẽ trở nên hết sức cay nghiệt và thậm chí còn kiểm soát cảm xúc và mong muốn của cô ấy.


 Món quà lớn nhất mà bạn có thế tặng một người chính là sự phát triển cá nhân của bạn.
Trước đây tôi từng nói: "nếu bạn chăm sóc tôi, tôi sẽ chăm sóc bạn"
Giờ đây tôi nói: "Tôi sẽ chăm sóc bản thân mình vì bạn nếu bạn chăm sóc bản thân bạn vì tôi"

                                                                                            - Jim Rohn

5.       Thể hiện tình yêu bằng cách cách ghen tuông

Điều này là gì: Trở lên tức giận khi người yêu mình nói chuyện, động chạm, gọi điện, nhắn tin, đi chơi trong những tình huống thông thường trong cuộc sống và bạn trút cơn giận lên người yêu bạn và cố gắng kiểm soát hành vi của họ. Thậm chí điều này còn thường dẫn đến các hành vi điên khùng khác như Hack vào tài khoản email của người yêu, nhìn trộm tin nhắn của họ khi họ đang tắm, hoặc thậm chí đi theo dõi họ xung quanh thành phố và xuất hiện một cách bất ngờ.

 Tại sao điều này lại độc hại: Tôi ngạc nhiên khi nhận thấy rằng một vài người miêu tả điều này như một sự thể hiện của tình cảm, hành động yêu thương, chỉ là hơi sai trái một chút thôi rằng nếu người yêu của họ không ghen thì nghĩa là họ không yêu mình đủ nhiều.

 Đây hoàn toàn là một việc làm điên khùng. Điều này thực sự chỉ là việc kiểm soát và thao túng hơn là tình yêu. Và bằng việc truyền đi một thông điệp thiếu sự tin tưởng ở người kia, nó tạo lên những sự thất thường cảm xúc và bất hòa không đáng có. Tệ nhất là, nó hạ thấp giá trị của con người. Nếu cô/anh ấy không thể tin tôi khi tôi ở cạnh những cô gái có vẻ ngoài thu hút khác một mình, thì điều này chỉ ra cô ấy tin rằng tôi hoặc là a) một tên nói dối, hoặc b) không có khẳ năng kiểm soát ham muốn của mình. Dù trường hợp nào, đó cũng không phải là cô gái mà tôi muốn ở cùng.

 Nên làm gì thay thế: Hoàn toàn tin tưởng người yêu của bạn. Đây là một suy nghĩ cấp tiến, tôi biết, vì một vài sự ghen tuông là tự nhiên. Nhưng ghen tuông quá đà và cố gắng kiểm soát hành vi của đối phương là biểu hiện của cảm giác việc mình không xứng đáng, và bạn nên học cách xử lý chúng và đừng ép những cảm xúc đó vào những người bạn yêu thương. Không sửa thói ghen tuông đi, bạn chỉ đang đẩy người yêu mình đi xa hơn mà thôi.

 

6.       “Mua giải pháp cho các vấn đề trong quan hệ”

 Điều này là gì: Bất cứ khi nào xảy ra một cuộc cãi và hoặc vấn đề nào đó giữa hai bạn, thay vì giải quyết nó, bạn lại che nó đi bằng những cảm xúc hào hứng và vui vẻ bằng cách mua những món quà hoặc đi du lịch đâu đó.

(Hoặc tồi tệ hơn – cưới nhau)

Bố mẹ tôi chuyên làm chuyện này. Và điều này đã đưa họ đi quá xa: Một cuộc chia tay to đùng, và 15 năm trời khó nói chuyện với nhau. Cả hai người họ từng người một lần lượt nói với tôi rằng vấn đề chính trong cuộc hôn nhân của họ là cứ liên tục chữa những vấn đề thực sự bằng những thú vui hời hợt

Tại sao điều này lại độc hại: Không những việc mua những món quà không thể giải quyết vấn đề thực sự (chúng sẽ luôn luôn trở lại, và thậm chí tồi tệ hơn vào lần sau), mà chúng còn đặt ra tiền lệ xấu trong một mối quan hệ. Hành động này không chỉ là diễn ra đối với bạn trai, nhưng thường “theo truyền thống” là sẽ vậy, nên tôi sẽ lấy một ví dụ theo giới tính. Hãy tưởng tượng rằng mỗi khi cô bạn gái tức giận bạn trai của mình, anh ấy “giải quyết” vấn đề bằng việc mua cho cô gái những món quà hoặc đưa cô ấy đến một nhà hàng tuyệt vời. Điều này không những âm thầm cổ vũ trong tiềm thức cô ấy tìm nhiều lý do hơn để buồn vì bạn trai, mà nó còn khiến cho chàng trai hoàn toàn không có động lực để chịu trách nhiệm cho những vấn đề trong mối quan hệ của chính mình. Cuối cùng mối quan hệ này sẽ trở thành gì? Người chồng trở thành cái máy ATM, và một người vợ cay nghiệt, luôn cảm thấy bản thân không được lắng nghe.

Nên làm gì thay thế: Đối mặt với vấn đề. Sự tin tưởng bị đổ vỡ? Nói chuyện để cùng xây dựng lại nó. Một trong hai người cảm thấy bị phớt lờ hoặc không được tôn trọng? Nói chuyện để cùng tìm ra cách phục hồi lại sự trân trọng. Hãy thực sự giao tiếp!

Không có là sai với việc làm điều gì đó tốt đẹp cho người bạn đời của mình sau một cuộc xung đột để bày tỏ sự gắn bó, hối lỗi, hoặc để khẳng định tình cảm của mình. Nhưng một người không bao giờ nên sử dụng quà hay những điều thú vị khác để thay thế việc đối mặt với những vấn đề cảm xúc thực sự ẩn bên dưới. Những món quà và những chuyến đi thực sự xa xỉ và không cần thiết vì một lí do – con người chỉ đánh giá cao chúng khi mọi thứ khác đều ổn. Nếu bạn dùng chúng để che đậy đi vấn đề, bạn sẽ thấy bản thân phải mắc vào những vấn đề lớn hơn trong tương lai.

 

Làm thế nào để chuyển biến một mối quan hệ đọc hại thành một mối quan hệ lành mạnh

Hãy nhớ rằng một mối quan hệ độc hại là khi ở đó tình yêu được đề cao hơn tất cả những thứ khác, bao gồm sự tôn trọng, tin tưởng, và sự gắn bó trong mỗi người. Hơn là một thói quen xấu – Đây là một mô thức xấu, kéo dài, lặp đi lặp lại trong hành vi của một hay cả hai bên. Cả hai bạn phải thay đổi mô thức xấu này trong quan hệ của chính mình.

Con đường để chuyển hóa một mối quan hệ độc hại thành mối quan hệ lành mạnh không phải là việc dễ dàng. Tôi phải nói thật: Hầu hết mọi người đều không làm được. Nhưng – vẫn còn đó cơ hội để mọi thứ trở lên tốt hơn. Cả hai bạn sẽ có một việc khó để làm đây, nhưng nếu các bạn có 3 điều dưới đây, các bạn có cơ may thành công:

·         Cả hai người phải sẵn sàng thay đổi. Khá rõ ràng rồi, nhưng nếu một trong hai người không nghiêm túc về việc làm cho mối quan hệ này tốt hơn, ừ thì, bạn có câu trả lời rồi đấy. Mặt khác, nếu cả hai người đều bày tỏ sự sẵn sàng giải quyết mọi thứ, các bạn có thể thử….

·         Cả hai người phải nhận ra rằng thiếu sự yêu thương/tin tưởng/tôn trọng và sẵn sàng cải thiện nó. Nếu các bạn muốn mọi thứ trở lên tốt hơn, các bạn phải thừa nhận rằng có một vấn đề đang tồn tại và đồng ý với nhau sẽ sửa chữa nó. Nói thì dễ hơn làm. Một người có thể cảm thấy cả hai không đủ đủ tin tưởng và thế nên họ nghĩ đó là vấn đề cần tập trung. Tuy nhiên, người kia, không có sự tin tưởng trong tình yêu là vì cảm thấy không có sự gắn bó. Hoặc người kia có thể hoàn toàn không thành thật về vấn đề thật sự - họ không muốn nói rằng họ không tin tưởng người kia. Dù vấn đề là gì, cả hai bạn phải thật sự rõ ràng và thành thật về những gì đang khiến cho mối quan hệ này trở lên xấu đi.

·         Cả hai người cần có thể giao tiếp theo cách lành mạnh mà không có sự trách móc hoặc đánh giá. Các bạn có thể sẵn sàng bắt tay vào giải quyết, thậm chí chó thể vạch ra vài trang giấy về những vấn đề thực sự đang xảy ra, nhưng nếu một hoặc cả hai bạn trách móc người kia, mọi việc sẽ không được giải quyết. Không quan trọng xem ai mới là người có lỗi nếu mục tiêu các bạn là cải thiện mối quan hệ này. Tức là cả hai bạn phải đề cao mối quan hệ này hơn mong muốn ích kỉ cá nhân muốn “thắng.”

Phải nói lại rằng, chữa lành một mối quan hệ độc hại không phải là một việc dễ dàng, nhưng hầu hết thứ gì đáng giá trong cuộc sống đều không dễ dàng. Bạn cũng có thể quyết định chấm dứt mối quan hệ này lúc nào đó, cũng được, nhưng nếu cả hai bạn đều sẵn sàng giải quyết mọi thứ, thì những nỗ lực ấy, những cuộc nói chuyện khó khăn ấy và, vâng cả những nỗi đau ấy đều có giá trị.


Nhận xét

  1. Các bạn nên dừng ngay lại kể cả có là người các bjan yêu đi chăng nữa, vì hậu quả sẽ gây ra rất nhiều vấn đề về tâm lý, như rối loạn cảm xúc , hay là chứng tự ngược đãi

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Để lại suy nghĩ của bạn nha

Bài đăng phổ biến từ blog này

7 loại hình cô đơn

Bất hạnh là một lỗi lầm