Yêu thương bản thân (kì 3) - Thay đổi tiếng nói nội tâm
Thay đổi tiếng nói nội tâm
Có thể bạn
hiểu rằng, thật hấp dẫn khi chúng ta không phán xét bản thân một tý nào cả.
Chúng ta chỉ nên được ủng hộ và yêu thương. Nhưng sự thật không phải vậy, chúng ta nên
xác định rằng một tiếng nói nội tâm tốt giống (và quan trọng như) một thẩm phán
công bằng; Người mà cần sự phân định giữa xấu và tốt nhưng cũng sẽ luôn luôn thấu
hiểu, công bằng và chính xác trong việc hiểu điều gì đang diễn ra và chú tâm
vào việc giúp đỡ giải quyết các vấn đề của bản thân. Điều này có nghĩa là không phải chúng
ta ngừng phán xét bản thân hoàn toàn, mà tốt hơn chúng ta nên học
cách trở thành vị thẩm phán tốt của bản thân.
Môt phần
của việc cải thiện năng lực của vị thẩm phán này liên quan đến việc chúng ta
luyện tập – một cách có ý thức, có chủ ý - việc tự nói với bản thân theo một
cách khác - tức là trình bày với bản
thân những tiếng nói tốt hơn. Chúng ta cần nghe những tiếng nói có tính xây dựng
và thân thiện đủ nhiều với những vấn đề khó khăn xung quanh cho đến khi những
âm thanh đó đến một cách bình thường và là phản ứng tự nhiên -
Chính là việc chúng trở thành suy nghĩ của bản thân chúng ta.
Một cách
tiếp cận đến những “good inner voice” là xác định những tiếng nói tích cực
chúng ta biết trong quá khứ và cho chúng một vùng đất rộng hơn trong tâm trí. Có
thể là một người bà, người dì yêu quý, người mà không chỉ nhìn chúng ta theo một
khía cạnh và là người sẽ thốt ra những từ ngữ động viên khéo léo: Nếu chúng ta
lỡ tay làm đổ cốc nước cam ra đầy thảm, họ sẽ gợi ý cho chúng ta rằng tai nạn
có thể xảy ra với bất cứ ai (:3 tuần trước cô mới làm đổ cốc cà phê trên ghế
sofa đấy). Và thay vì có ý trừng phạt, tuôn ra những lời độc địa, họ gợi lên một vẻ
bình tĩnh, thấu hiểu cách giải quyết các thất bại. Chúng ta có thể cố gắng tập
trung vào sự ủng hộ này và nhắc lại những điều đó một cách thường xuyên;
hơn là đợi chúng tự nảy ra (vì chúng rất hiếm) trong trí óc, chúng ta có thể
nuôi dưỡng luyện cho bản thân nghĩ về chúng. Khi điều gì đó xảy ra không như bản
thân mong đợi, chúng ta có thể tự hỏi bản thân người bà, người cô yêu quý của
chúng ta sẽ nói gì – và luyện tập tích cực việc tự nói với bản thân những từ ngữ
an ủi họ sẽ nói với chúng ta (Tôi muốn biết nó là gì ngay bây giờ đấy!!).
Trong suốt
chiều dài lịch sử, tôn giáo cũng đã giúp con người trong việc nuôi dưỡng tâm hồn
chúng ta bằng những tiếng nói nhân từ. Tôn giáo đã cho chúng ta một bà mẹ, người mà
luôn khuyên chúng ta nghe những lời tốt đẹp của bà và lưu giữ chúng. Ví dụ
trong Phật giáo có hình tượng Quan âm bồ tát, một vị thần trấn an giống như Đức
mẹ đồng trinh người mà có thể nghe thấy những mệt mỏi của chúng ta, giao tiếp với
chúng ta bằng sự dịu dàng và làm chúng ta mạnh mẽ đối mặt với những nhiệm vụ của
cuộc sống. Thông điệp của Bồ tát chính là được yêu thương và thành công là hai mặt
khác nhau. Bạn xứng đáng được cảm thông không bởi vì bạn đã xuất sắc như thế
nào mà bởi vì bạn là chính bạn, không ai khác. Thành tựu không nên là thước đo
của sự ban phước. Cội rễ của sự đau buồn hoàn toàn không phải nỗi sợ của việc
thất bại. Đúng hơn đó những suy nghĩ rằng thất bại có nghĩa là chúng ta xứng
đáng bị chế giễu và bỏ rơi. Khi mối đe dọa cảm xúc đó mất đi, chúng ta sẽ có những
hành động đúng đắn hơn và tập trung đối mặt với những nhiệm vụ quan trọng ngay
trước mắt.
Hãy trở thành người bạn tốt nhất của bản thân mình bạn nhé ! |
Một chiến
thuật quan trọng nữa trong việc thay đổi những âm thanh trong đầu là cố gắng trở
thành một người bạn tưởng tượng của chính bản thân mình. Ồ, phải, điều này mới
có vẻ nghe lạ lùng bởi vì chúng ta luôn tưởng tượng một người bạn là một ai đó
khác - chứ không phải là chính chúng ta.
Nhưng đây là một ý tưởng có giá trị vì chúng ta đã biết cách đối xử với bạn bè
với sự cảm thông nhưng lại không bao giờ áp dụng chúng với chính mình. Nếu một
người bạn đang gặp rắc rối, bản năng đầu tiên của chúng ta hiếm khi nào nói với
bạn mình rằng: “Thấy chưa mày cơ bản là một tồi tệ và thất bại” . Nếu một người
bạn phàn nàn rằng người yêu không tỏ ra nồng ấm với họ, chúng ta không nói với
họ rằng mày đáng bị thế, thay vào đó chúng ta an ủi họ rằng họ không phải không
đáng yêu và tốt hơn nên tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra. Trong tình bạn, chúng
ta tự biết cách dùng chiến thuật an ủi khôn ngoan mà lại bướng bỉnh từ chối áp
dụng cho chính mình.
Có ba động
thái chính mà một người bạn tốt thường xuyên làm, đó sẽ là những cách thức mà
chúng ta nên làm, với sự cam kết yêu thương bản thân, sẽ được dùng để đối xử với
chính bản thân chúng ta. Đầu tiên, một người bạn tốt thích bạn vì những gì bạn
đã là. Bất kì gợi
ý, yêu cầu nào họ muốn bạn thay đổi đều được xây dựng trên nền tảng chấp nhận. Khi họ
đề nghị rằng bạn có thể thử một điều gì khác, đó không phải là một tối hậu thư
hay một lời đe dọa. Những người bạn chắc chắn sẽ không bảo rằng bạn phải thay đổi
hoặc bị bỏ rơi. Một người bạn tốt sẽ nhấn mạnh rằng tự bạn đã đủ tốt, tất cả những
gì họ làm chỉ là muốn giúp chúng ta một tay vượt qua những thử thách mà họ thấy
rằng sẽ đem lại lợi ích cho chúng ta.
Nguồn: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/self-love/
Người dịch: https://www.facebook.com/Ruacon.suti?ref=bookmarks
Những người
bạn tốt luôn luôn ghi nhớ những những điều tốt của chúng ta một cách chân
thành. Họ sẽ thấy không có gì sai với việc đưa ra những lời khen và nhấn mạnh về
điểm mạnh của chúng ta. Chúng ta thường dễ dàng đánh mất tất cả những cái nhìn
về điểm tốt của bản thân khi rắc rối xảy ra, nó xảy ra lặng lẽ và nhanh chóng.
Một người bạn không rơi vào cái bẫy này; họ có khả năng vừa nhận biết được khó
khăn đang xảy ra trong khi vẫn ghi nhớ những đức tính tốt đẹp của chúng ta. Một
người bạn tốt là một người có khả năng thấu cảm. Khi chúng ta thất bại, họ thấu
hiểu và rộng lượng với những lỗi lầm đó. Sự dại dột của chúng ta không loại
chúng ta khỏi vòng tay yêu thương của họ. Người bạn tốt sẽ khéo léo truyền đạt
rằng thất bại, sai lầm và làm hỏng việc là những gì con người chúng ta đều sẽ mắc
phải. Chúng ta đều mắc phải những định kiến trong tính cách, đó là những định
kiến được tạo ra để giúp chúng ta đối phó với những bậc cha mẹ không hoàn hảo. Và
những thói quen suy nghĩ đó sẽ đánh gục chúng ta khi trưởng thành. Nhưng chúng
ta không nên đáng trách – vì chúng ta không cố tình để rắc rắc xảy ra, Thực tế,
chúng ta phải đưa ra những lựa chọn lớn ngay cả khi chúng ta không biết điều gì
thực sự là không tốt hoặc lựa chọn chúng ta sẽ dẫn đến điều gì. Chúng ta đều dò
dẫm trong một thế giới rộng lớn xung quanh tình yêu và công việc. Lựa chọn di
chuyển đến một thành phố khác – mà không biết được bản thân sẽ phát triển ở đó
hay không. Chọn cho mình một sự nghiệp khi mà bản thân chúng ta còn trẻ và
không biết bản thân mình thực sự cần gì trong tương lai. Trong các mối quan hệ
lâu dài chúng ta phải cam kết ở bên người khác trước khi chúng ta hiểu sự việc
sẽ như thế nào khi gắn kết sâu sắc cuộc đời chúng ta với họ.
Người bạn
tốt biết rằng thất bại thực tế không phải là hiếm. Họ mang đến cho chúng ta những
kinh nghiệm sống động của chính bản thân họ cũng như bất kì ai trong việc làm rối
tung mọi việc như là điểm chính của mọi việc. Họ kiên nhẫn nói với chúng ta rằng
trường hợp của chúng ta có thể là duy nhất nhưng xét về tổng thể điều đó là phổ
thông. Con người không chỉ thình thoảng mới thất bại. Tất cả mọi người đều thất
bại, chỉ là chúng ta không biết điều đó.
Thật là trớ
trêu - nhưng cũng đầy hi vọng – rằng tất
cả chúng ta về cơ bản là biết cách trở thành một người bạn tốt với những người
lạ xung quanh ta hơn là với chính bản thân mình. Hị vọng nằm ở việc thực tế mỗi
chúng ta thực sự đã sở hữu những kĩ năng của một người bạn tốt. Chỉ là chúng ta
chưa hướng những kĩ năng đó vào người mà cần nó nhất – ai nhỉ, đương nhiên, chinh
là bản thân mình.
Một chiến
thuật khác đằng sau sự “tự yêu thương bản thân” là suy nghĩ lại thái độ của
chúng ta về sự “tự thương hại”. Chúng ta học được cách tự thương hại khi chúng
ta còn trẻ. Điều đó xảy ra vào một buổi chiều chủ nhật nóng bức; bạn mới 9 tuổi.
Bố mẹ bạn sẽ không cho đứa trẻ là bạn bất kì cây kem nào nếu bạn không làm bài
tâp toán về nhà. Bạn sẽ nghĩ: “Chả công bằng gì. Những đứa khác chỉ chơi bóng
và xem tivi. Chả ai có người mẹ nào như thế. Thật là đau khổ”.
Tất cả
chúng ta – về mặt học thuyết – đều chống lại sự tự thương hại. “Thương hại” thật
sự không hấp dẫn mọi người vì nó gợi lên sự ích kỉ ở dạng đơn giản nhất của nó:
Sự thất bại của việc có một cái nhìn đúng đắn về sự đau đớn của mình trong bối
cảnh lớn hơn của nhân loại. Chúng ta than thở về rắc rối nhỏ tý của mình và có
cái nhìn thờ ơ với những thảm họa lớn của thế giới. Một vấn đề với tóc mái hay
miếng thịt bò nấu hỏng thu hút tâm trí chúng ta trong khi lại phớt lờ tới chỉ số
chênh lệch giàu nghèo ở Brazin.
Không ai
thích nhận mình tự thương hại bản thân. Nhưng, thật lòng mà nói, đó là điều
chúng ta cảm thấy khá thường xuyên. Và nó thậm chí lại là một cảm xúc ngọt ngào
nữa.
Thực tế là
chúng ta xứng đáng nhận được nhiều sự thương hại hơn mức mà mọi người cho chúng
ta. Cuộc sống mà, khó khăn trăm đường. Tài năng của chúng ta không bao giờ được
nhìn nhận công bằng, những năm tháng tuyệt vời nhất sẽ chắc chắn trôi đi, chúng
ta sẽ không tìm đủ tình yêu mà chúng ta cần. Chúng ta xứng đáng được thương hại
và nếu không có ai xung quanh mình làm thế, chúng ta nên tự cho bản thân dùng
liều thuốc “thương hại” một cách hợp lý cho chính mình. Nguyên nhân của việc
thương hại có thể xuất phát từ một hi vọng hơi cao, thậm chí hơi điên rồ - tôi thật tội nghiệp, tôi sẽ không bao giờ được
lái một chiếc Ferrari. Nhưng đó chỉ đơn giản là những cơ hội thuận tiện để bản
thân chúng ta đắm chìm vào một vấn đề to lớn hơn: Nỗi buồn cơ bản của sự tồn tại,
vì những gì chúng ta làm thật sự xứng đáng với những tấm lòng trắn ẩn nhất.
Tưởng tượng
điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không thể tự “thương” bản thân. Chúng ta sẽ mắc
phải dạng đau khổ trầm trọng hơn của tâm trí: trầm cảm. Sự trầm cảm của một người
chính là việc ai đó mất đi khả năng “tự thương” bản thân, họ trở lên quá ngặt
nghèo với chính họ. Khi bạn nghĩ đến một cha mẹ biết an ủi đứa trẻ, họ thường
dành cả tiếng đồng hồ vào những việc rất nhỏ: một món đồ chơi bị thất lạc, mắt
con búp bê bị hỏng, một bữa tiệc cho trẻ em mà đứa trẻ không được mời. Những bậc
cha mẹ đó không bị điên, họ đang dạy đứa trẻ cách tự chăm sóc bản thân - và truyền đạt ý nghĩa rằng một nỗi buồn “nhỏ”
có thể gây ra hậu quả lớn về mặt cảm xúc bên trong.
Dần dần
chúng ta học cách bắt chước cách suy nghĩ của cha mẹ với chính bản thân mình và
cảm thấy có thể thấy tiếc cho bản thân khi không ai khác làm vậy. Mặc dù sự “tự
thương hại” không hoàn toàn có lý, nhưng nó là một kỹ thuật phòng thủ. Bức tường
thành phòng thủ đầu tiên chúng ta phát triển để có thể đối đầu với những nỗi thất
vọng nặng nề và rắc rối mà cuộc sống đem đến. Cách mà “tự thương hại” bảo vệ
chúng ta khác xa với việc khinh bỉ. Nó là sự cảm thông và thực sự quan trọng
cho mỗi con người. Nhiều tôn giáo đã thể hiện thái độ ủng hộ với việc này bằng
cách sáng tạo ra những vị thần – người có cái nhìn thương cảm với cuộc sống của
con người. Một ví dụ, trong Thiên chúa giáo có hình tượng đức mẹ đồng trinh thường
được mô tả là khóc thương cho những đau khổ cho cuộc đời của những con người
bình thường. Tất cả những điều này thực sự bảo vệ nhu cầu được thương cảm của mỗi
con người.
“Tự thương
hại” chính là lòng trắc ẩn mà chúng ta tự mở rộng cho chính bản thân mình. Vẫn
là chính chúng ta nhưng là phần “trường thành” quay lại với những phần yếu đuối,
những phần lạc long trong tâm trí và nói rằng: “Tất cả đều đáng yêu, rất đáng
yêu, chỉ là đang có sự hiểu nhầm ở đây thôi”. Nó cho phép bản thân chúng ta –
trong một lúc – trở thành một đứa trẻ. Một tình yêu thương chắc chắn, vô điều
kiện với tất cả những đứa trẻ sơ sinh nhưng quan trọng hơn, với tất cả người lớn,
cần để vượt qua những khổ đau trong cuộc sống.
Mỗi chúng
ta có thể lấy nguyên liệu cho tiếng nói nội tâm chúng ta bằng cách theo dõi một
cây viết hào sảng và có tính khích lệ, từ một người bà nhân từ hoặc từ một người
bạn tốt. Chúng ta cần phải liên tục tự hỏi bản thân: Những người đó sẽ nói gì với
mình? Cách họ sẽ nhận xét về chúng ta – theo cái cách chắc chắn tốt hơn cách mà
chúng ta tự phán xét bản thân. Tất cả những gì chúng ta nên làm là nội tâm hóa
những tiếng nói nội tâm tốt đẹp mà chúng ta từng gặp, một cách dần dần để chúng
trở thành những gì chúng ta nghe thấy vào thời điểm mà chúng ta cần nó nhất.
Nguồn: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/self-love/
Người dịch: https://www.facebook.com/Ruacon.suti?ref=bookmarks
Nhận xét
Đăng nhận xét
Để lại suy nghĩ của bạn nha