Bất hạnh là một lỗi lầm
Có thể chính việc lạm dụng những định nghĩa về những vấn đề tâm lý lại gây ra vấn đề:
Một trong những nghiên cứu tôi đã ám ảnh nhiều năm vừa qua là điều mà các nhà tâm lý học bắt đầu gọi là “harm inflation” (tạm dịch: sự lạm dụng tai hại). Ý tưởng việc này rất đơn giản. Thế kỷ vừa qua, những ý tưởng của chúng ta về sự phiền não – bao gồm chấn thương tinh thần, nỗi đau và sự chịu đựng, vv.. – đã được mở rộng cho những trải nghiệm nhẹ nhàng hơn và chính điều này đã gây ra vấn đề.
Một ví dụ cơ bản: Một trăm năm trước, định nghĩa của “chấn thương tâm lý” hoàn toàn được giới hạn để nói về những chiến binh, người mà quay trở lại từ các chiến hào. Suốt cả ngày, lặp đi lặp lại, qua nhiều năm họ phải bắn nhau 24/7 và chứng kiến bạn bè của mình bị nổ banh xác bởi đạn pháo. Họ đã sống giữa bầy chấy và chuột và phải uống nước tiểu của mình để sống sót. Những người sống sót trở về nhà với sự tổn thương tinh thần mà được biết đến với tên gọi “shell shocked” (tổn thương tâm lý vì chiến tranh) – Họ bị trống rỗng cả về tinh thần và cảm xúc. Đó là chấn thương tâm lý.
Nhưng nhiều thập kỷ tiếp theo đi qua, chúng ta đã bắt đầu nhận ra chấn thương tâm lý có thể là hậu quả của cả những trải nghiệm đau đớn khác (tuy nhẹ hơn chiến tranh) – bao gồm bạo lực gia đình, tai nạn thương tâm, thiên tai, vv... Và thêm vài thập kỉ nữa, chúng ta nhận ra triệu chứng của chấn thương tâm lý cũng có thể là hậu quả của trải nghiệm tuy không nặng nề bằng, nhưng kéo dài – ví dụ như bị bỏ mặc bởi cha mẹ khi còn thơ ấu hoặc bị bắt nạt thường xuyên ở tuổi mới lớn.
Còn hiện nay chúng ta đang ở trong một thế giới nơi mà cả những status khiêu khích, những bình luận ác ý, và những cuốn sách phản động đều được bàn luận nghiêm túc trong những tạp chí học thuật, phương tiện truyền thông, và trong cộng đồng với tư cách là “những nguyên nhân gây ra chấn thương tâm lý” cho mọi người. Bất kể bạn có đồng ý với điều này hay không, xu hướng trong vòng một trăm nay trở lại đây rất rõ ràng: chúng ta đã mở rộng và phổ biến phạm trù của chấn thương để bao gồm cả những điều khó chịu tầm thường và điển hình của loài người.
Tương tự như “Ý niệm về về những căn bệnh tâm lý” (concept creep các bạn có thể tìm hiểu thêm trên trang https://www.psychologytoday.com/intl/blog/theory-knowledge/201701/the-concept-concept-creep) đã được mở rộng cho rất nhiều những thuật ngữ liên quan. Ý niêm về bạo hành, an toàn, suy giảm ý thức, nghiện và sự hành hạ cũng đã được mở rộng rất nhiều trong thể kỷ qua.
Phải nói rõ ràng rằng, sự mở rộng này đã tạo ra nhiều lợi ích đáng kinh ngạc. 60 năm trước, việc uống rượu cả ngày, đánh đập trẻ em, và quấy rối tình dục nơi làm việc đều được coi như một phần tương đối bình thường của cuộc sống. Nhưng do sự mở rộng phạm trù của các ý tưởng về nghiện ngập, chấn thương tâm lý và sự an toàn, hiện nay chúng ta đều hiểu rằng những hành vi như trên hoàn toàn có thể hủy hoại cuộc đời của một con người.
Nhưng điều gì có thể xảy ra nếu sự mở rộng những định nghĩa này đi quá xa? Một trong những điều trong tâm lý con người tất cả chúng ta đều biết nhưng hiếm khi nào diễn giải ra bằng từ ngữ là xu hướng tự hoàn thành của những niềm tin. Thông thường, nếu chúng ta tin rằng điều gì là gây hại, chúng ta sẽ có xu hướng trải nghiệm nó như là một điều gây hại. Nếu ta tin rằng điều gì đó sẽ đày đọa cuộc đời mình, ta sẽ cảm giác như rằng cuộc đời mình đang bị đày đọa.
Có một sự tương tác giữa niềm tin, định nghĩa của bản thân về các ý niệm, và trải nghiệm của bản thân. Nếu sự định nghĩa của những ý niệm về điều gì gây ra đâu khổ ở trên được dịch chuyển và mở rộng đến nhiều phần trong cuộc sống của chúng ta, thì đến lượt chúng sẽ định hình lại cách chúng ta trải nghiệm cuộc sống của mình.
Cho nên, tác hại của việc định nghĩa sai, rất nhiều. Nhưng chúng ta có vẻ không dành đủ chú ý đến chúng. Một tờ báo (tờ báo này https://psyarxiv.com/5ureb/) gần đây đã phát hiện ra rằng việc dạy con người trải rộng ý niệm về chấn thương tâm lý khiến họ gần như cảm giác được những ảnh hưởng của chấn thương tâm lý. Tương tự, một nghiên cứu gần đây đã tìm ra rằng việc con người được dạy rằng lựa chọn những triệu chứng của bệnh tâm tần như là một phần của những hiểu biết về bản thân đã khiến họ phải chịu đựng nhiều hơn những triệu chứng tiêu cực của bệnh tâm thần.
Đề cập đến những tác hại của sự lạm dụng tai hại, có vẻ như chắc chắn phải có một định nghĩa chính xác, phù hợp cho mọi thứ nhưng chúng ta lại làm ngơ điều đó. Những định nghĩa của chúng ta ở thế kỉ 20 quá xuồng xã và nhẫn tâm, nên đã gây ra những tổn thương không cần thiết cho người khác. Trong khi đó, những định nghĩa của chúng ta ở thế kỉ 21 lại có vẻ như quá nhạy cảm và dễ dãi, cho nên gây ra những tổn hại không cần thiết cho chính bản thân chúng ta.
Nền văn hóa của chúng ta đang sửa những lỗi lầm của nó một cách quá đà (Hậu quả là gây ra một lỗi lầm khác). Hy vọng chúng ta có thể tìm ra con đường trở lại sự cân bằng lành mạnh trong mọi thứ.
Bất hạnh là những kì vọng sai lầm
Tôi đã từng thách thức mọi người đọc cuốn sách của tác giả triết học người Đức Schpenhauer: The World as Will and Representation (tạm dịch: Thế giới là chính là sự hình dung và biểu tượng). Ừ thì, trong khoảng 80 trang, tôi đã khám phá ra một điều lý thú.
Nếu bạn từng đọc các bài viết hoặc sách về đề tài hạnh phúc, có thể bạn đã từng lướt qua công thức dưới đây:
Hạnh phúc = Thực tế - Mong đợi
Công thức này khá phổ biến. Trên thực tế, tôi đã từng chia sẻ điều này một lần. Tôi đã nghĩ rằng điều dễ thương này đến từ một người chuyên nghiên cứu hạnh phúc hay một tác giả self-help nào đó.
Nhưng, hóa ra nó lại đến từ Schopenhauer! Đây là câu nói của ông ấy:
“Tất cả niềm hạnh phúc là tỉ lệ giữa những gì chúng ta kì vọng và những gì chúng ta nhận được. Không quan trọng hai yếu tố đó lớn hay nhỏ, và tỉ lệ này có thể được thiết lập chỉ bằng cách giảm hoặc tăng một trong hai yếu tố.”
Sau đó ông tiếp tục giải thích rằng để duy trì hạnh phúc của bản thân, chúng ta lựa chọn một trong hai phương án. Phương án thứ nhất chỉ đơn giản là mong đợi ít lại. Đây chính là chiến thuật của đạo Phật – chính là cách từ bỏ mọi ham muốn hoặc của cải vật chất của một con người cho nên thực tại có thể sẽ không bao giờ làm bạn buồn hoặc thất vọng.
Phương án thứ hai là sống một cuộc sống rất tốt đến nỗi mà mọi niềm mong ước của bạn đều được đáp ứng đầy đủ. Đây là cách của phương Tây – cách của sự mở rộng và phát triển không ngừng.
Nhưng trong những phần Shopenhauer nói, đây mới là phần thực sự ngầu. Để giải thích nó, ông đã chỉ ra rằng, bất chấp chiến lược của bạn là gì, tất cả sự bất hạnh cuối cùng đều quy về cùng một mối: sự sai lầm.
“For whenever a man in any way loses self-control, or is struck down by misfortune, or grows angry, or loses heart, he shows in this way that he finds things different than what he expected, and consequently he lived under a mistake.” ( tạm dịch: Khi anh thấy mình bị mất sự tự chủ, hoặc là bị quật ngã bởi vận rủi, hoặc là trở lên tức tối, hoặc bị tổn thương, tức là anh thấy rằng mọi thứ khác biệt những gì anh kì vọng, và là hậu quả của việc anh sống dưới những sai lầm)
Giải nghĩa: Nếu bạn không hạnh phúc, có thể là vì bạn đang có một kì vọng sai lầm, hoặc là bạn đã thất bại trong việc hiện thực hóa những kì vọng của mình. Một cách nói khác: Bạn đang tự đ** chính mình. Và chính điều này dẫn đến sự bất hạnh.
Chính là việc những
giả định và mong muốn của ai đó đang sai lầm một cách tệ hại.
Nguồn: https://markmanson.net/newsletters/mindfck-monday-41
Dịch: Dat tran
Cho nên nhiều khi đừng "drama" những khó khăn và cảm xúc tệ của bản thân nhé, nhiều khi cứ suy nghĩ nhiều về cảm xúc quá lại toang :v
Trả lờiXóahãy tham khảo hướng điều trị tâm lý tại đây bạn nhé, chúng mình tạo ra nội dung là không có lợi nhuận gì cả, chỉ muốn cải thiện giúp đỡ các bạn phần nào: rối loạn cảm xúc hoặc các bạn cũng có thể xem khá nhiều blogs về tâm lý của gen Z : tâm lý gen Z
Trả lờiXóa