CẢM XÚC CHẾT TIỆT CỦA BẠN


SỐNG KHÔNG PHẢI LÀ VIỆC LÚC NÀO CŨNG CẢM THẤY “LÊN ĐỈNH”

Nhìn xem, tôi biết là bạn nghĩ việc bạn đang cảm thấy buồn bã, giận dữ hoặc lo lắng hẳn là việc nghiêm trọng. Vấn đề nằm ở đây. Chết tiệt, có thể bạn nghĩ việc mặt nhăn như khỉ tức là có điều gì nghiêm trọng lắm. Nhưng sự thật không phải vậy. Cảm giác chỉ là những thứ…..những điều xuất hiện một cách bình thường. Cái ý nghĩa chúng ta dựng lên xung quanh nó – cái ý nghĩa chúng ta nghĩ là quan trọng hoặc không quan trọng – chỉ đến sau cảm xúc.

Chỉ có 2 lí do khiến chúng ta làm mọi thứ trong cuộc sống: a) bởi vì cảm thấy tốt, hoặc b) bởi vì nó là thứ bạn tin rằng đó là điều tốt hoặc đúng đắn. Thình thoảng 2 điều trên đi với nhau. Thỉnh thoảng bạn sẽ vừa cảm thấy việc gì đó tốt và vừa thấy nó đúng đắn, thật là thú vị hết sức. Còn gì tuyệt vời hơn làm một việc vừa thú vị vừa đúng đắn.

Nhưng thông thường, 2 điều trên sẽ không ở ở cùng một chỗ. Có một số điều ôi thật là chán nhưng lại là điều đúng đắn/tốt đẹp (thức dậy vào 5 giờ sáng đến phòng Gym, liên lạc với bà ngoại Joanie sau buổi chiều và chắc chắn về việc bà ấy vẫn còn thở), hoặc vài thứ khác cảm giác thật là lên mây nhưng lại là điều xấu/tồi tệ (ví dụ ham muốn liên quan đến testosterone chẳng hạn !!).

Hành động dựa trên cảm xúc thì thật là dễ dàng. Bạn cảm thấy thế nào, bạn làm thế ấy. Nó giống như việc gãi vào chỗ ngứa. Nếu được thỏa mãn bạn sẽ có cảm giác được xoa dịu và nhẹ nhõm. Sẽ rất nhanh – bạn cũng cảm thấy hài lòng nữa. Nhưng sự hài lòng này sẽ biến mất nhanh y như khi nó đến.

Hành động dựa trên điều tốt đẹp/đúng đắn thì khó. Với một người, không phải lúc nào họ cũng rõ ràng về việc điều gì là tốt đẹp. Bạn phải thường xuyên ngồi suy ngẫm, đánh giá về nó. Thông thường chúng ta cảm thấy rối rắm về nhận định của mình hoặc phải vượt qua sự cám dỗ to lớn của bản thân.

Nhưng khi chúng ta làm điều tốt đẹp/đúng đắn, hiệu quả tích cực tồn tại lâu dài. Chúng ta cảm thấy tự hào khi nhớ lại những việc đó nhiều năm sau. Chúng ta nói với bạn bè và gia đình về điều tốt đẹp chúng ta đã làm; Tự ngắm nhìn kỉ niệm chương dễ thương của mình và nói “Nhìn xem! Mình đã làm việc đó đấy!” khi đồng nghiệp đến và hỏi sao chúng ta lại có cái cup đẹp như thế trên kệ sách.

Ý chính là: Làm điều tốt đẹp/đúng đắn xây dựng lên lòng tự trọng và bổ sung thêm ý nghĩa cho cuộc đời chúng ta.

BỘ NÃO GIAN LẬN CỦA BẠN

À vậy thì điều chúng ta nên làm là phớt lờ cảm xúc đi và chỉ làm những việc tốt đẹp/đúng đắn mọi lúc phải không? Thật đơn giản.

Ừ, thì giống như nhiều thứ trong cuộc sống, nó đơn giản ư. Nhưng đa số những điều không quan trọng thì nghĩa là nó đơn giản.

Vấn đề là bộ não không thích đưa ra những lựa chọn rối rắm. Nó không thích sự không chắc chắn hoặc mơ hồ và nó sẵn sàng thực hiện các thủ thuât tâm lý để tránh bất cứ sự không thoải mái nào. Và cách yêu thích của bộ não chúng ta là cố gắng thuyết phục chính nó rằng điều gì cảm giác tốt thì cũng có nghĩa là điều đó tốt đẹp/đúng đắn.

Nên giả sử như bạn biết rằng bạn không nên ăn kem. Nhưng bộ não bạn nói rằng “Này, mày đã vất vả cả ngày rồi, ăn một tý không chết đâu”. Và bạn sẽ thế này, “Ồ, mày nói phải đấy! Cảm ơn nhé, não!” Điều cảm giác tốt đột nhiên cũng là điều đúng đắn. Và sau đó bạn sẽ ăn hết nửa lít kem sơ-ri trong tội lỗi.

Nếu bạn làm những điều này đủ lâu – tức là nếu bản cứ tự thuyết phục bản thân rằng điều gì cảm giác tốt thì cũng có nghĩa là nó tốt thì bộ não của bạn sẽ thực sự trộn lẫn 2 thứ làm một. Não của bạn sẽ bắt đầu nghĩ rằng nội dung chính của cuộc đời chỉ là cảm thấy “lên đỉnh”, một cách thường xuyên nhất có thể.

Và một khi điều này xảy ra, bạn sẽ bắt đầu làm u mê bản thân với niềm tin rằng cảm giác của bạn thực sự là vấn đề. Một khi điều này xảy ra, thì có chuyện rồi đây….


Bây giờ, nếu những điều này đang khiến bạn khó chịu, hãy nghĩ về nó một chút. Tất cả những thứ xiêu vẹo trong cuộc sống của bạn, có cơ hội tồn tại đến bây giờ rất có thể là do bạn quá tôn thờ cảm xúc của mình. Bạn quá bốc đồng. Hoặc quá tự mãn và nghĩ bản thân là trung tâm của vụ trụ. Bạn có biết rằng các cảm xúc có cách khiến bạn trở lên như vậy không? Nó làm bạn nghĩ rằng bạn thực sự là cái rốn của vũ trụ. Và tôi ghét phải trở thành người phải nói với bạn sự thật này, KHÔNG.

Rất nhiều người trẻ ghét phải nghe điều này vì họ được nuôi lớn bởi những bậc cha mẹ quá phục tùng cảm xúc của con cái họ, sẵn sàng mua nhiều kẹo ngô và cho đi học bơi để đảm bảo được những đòi hỏi của đửa trẻ.



Đáng buồn thay, những bậc cha mẹ trên làm những việc này rất có thể vì chính họ cũng quá tôn thờ cảm xúc của mình, bởi vì họ không thể chiu đựng cảm giác khó chịu của việc chứng kiến con cái họ tự đấu tranh một chút. Họ không nhận ra rằng những đứa trẻ cần có những chiến thuật tự kiểm soát với nghịch cảnh để phát triển nhận thức và cảm xúc, rằng những trải nghiệm thất bại là thực sự cần thiết để đặt nền móng cho sự thành công sau này, và rằng việc đòi hỏi lúc nào cũng cảm thất tốt chính là cái vé hạng nhất để đến với một cuộc sống không có bạn bè một khi lớn lên.

Dưới đây là những vấn đề khi tổ chức cuộc sống của bạn xung quanh những cảm xúc:

1.     Cảm xúc của bạn chỉ là cảm xúc đơn thuần (không có ý nghĩa gì hơn). Chúng được chỉ được cảm nhận bởi bạn – một cách hoàn toàn và cô độc. Cảm xúc của bạn không thể nói cho bạn biết điều gì là tốt nhất cho mẹ bạn, cho công việc hoặc cho con chó nhà hàng xóm. Chúng cũng không thể nói với bạn điều gì tốt nhất cho môi trường. Hoặc điều gì tốt nhất cho thể chế chính trị. Tất cả những gì cảm xúc có thể truyền đạt là những gì có vẻ tốt nhất cho bạn… ngay cả khi điều đó chưa hẳn là đúng đắn.



2.     Cảm xúc của bạn là nhất thời. Chúng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian tính bằng phút. Cảm xúc của bạn không thể nói với bạn điều gì là tốt đẹp trong một tuần tới, một năm tới hay 20 năm sau. Chúng không thể cho bạn biết điều gì là tốt nhất cho bạn khi bạn là một đứa trẻ hay điều gì bạn nên học ở trường. Tất cả những gì cảm xúc có thể làm là nói với bạn điều gì có vẻ tốt nhất cho bạn ngay bây giờ… kể cả khi điều đó chưa hẳn là đúng đắn.

3.     Cảm xúc của bạn là không chính xác. Bạn đã từng nói chuyện với một người bạn và nghĩ rằng bạn vừa nghe họ nói những điều tồi tệ và bắt đầu buồn bã nhưng sau đó hóa ra họ hoàn toàn không nói gì kinh khủng cả, bạn đã nghe nhầm chăng? Hoặc bạn đã bao giờ thực sự ghen tuông và buồn với ai đó rất thân chỉ vì một lí do hoàn toàn không có thật, do bạn tưởng tượng ra? Giống như họ đang bị hỏng điện thoại và trong khi đó bạn lại bắt đầu nghĩ họ ghét bạn, không thực sự yêu bạn và chỉ lợi dụng bạn vì cặp vé đi xem thần tượng ca nhạc? Hoặc bạn đã bao giờ bạo thực sự hào hứng theo đuổi thứ gì đó vì nghĩ rằng đó là đam mê thực sự của mình nhưng một thời gian sau bạn nhận ra bạn theo đuổi thứ đó chỉ vì khi làm điều đó bạn nghĩ mình trở lên quan trọng, và bạn đã từng khiến người bạn quan tâm giận dữ rồi chứ? Cảm xúc là biểu hiện của sự thật ư? Đó chính là vấn đề.

TẠI SAO LẠI RẤT KHÓ ĐỂ THOÁT RA KHỎI CẢM XÚC CỦA BẠN

Trên thực tế, có thể bạn đang cố gắng thoát khỏi những cảm xúc khó chịu của mình và thất bại.

Vấn đề là khi bạn đang bắt đầu kiểm soát cảm xúc của mình, cảm xúc cũng bắt đầu nhân lên. Nó giống như trò đập thỏ. Những con thỏ chết tiệt xuất hiện liên tục ở lỗ kia khi ta đập lỗ này.



Sở dĩ có hiện tượng này vì chúng ta không chỉ nảy sinh cảm xúc với những trải nhiệm của mình, chúng ta còn có cảm xúc về cảm xúc của mình nữa. Tôi gọi chúng là “siêu cảm xúc” và chúng thường phá hỏng khá nhiều thứ.

Có bốn loại siêu cảm xúc: cảm thấy tồi tệ về việc cảm thấy tồi tệ (Tự ghê tởm), Cảm thấy tồi tệ về việc cảm thấy tốt (cảm giác tội lỗi), cảm thấy tốt về việc cảm thấy tồi tệ (tự cho rằng mình đúng – tự công bình), và cảm thấy tốt về việc cảm thấy tốt (cái tôi/ sự tự mãn).

Đây, cho phép tôi được phân loại chúng vào một bảng để bạn dễ phân biệt

Nhận diện 4 siêu cảm xúc của bạn
Cảm thấy tồi tệ về việc cảm thấy tồi tệ (tự ghê tởm)
       -        Tự trách móc quá mức
       -         Hành vi lo lắng/ ám ảnh
       -         Sự kìm nén cảm xúc
       -         Mắc vào rất nhiều sự lịch sự/ tốt đẹp giả tạo
       -         Cảm giác như có gì đó không ổn ở bản thân
Cảm thấy tồi tệ về việc cảm thấy tốt (Tội lỗi)
       -         Cảm giác tội lỗi mãn tính và nghĩ rằng bản thân không xứng với hạnh phúc
       -         Liên tục so sánh bản thân với người khác
       -         Cảm giác mọi thứ đáng lẽ phải sai sót, kể cả khi mọi việc đều tốt đẹp
       -         Tự chỉ trính, tự tiêu cực hóa không cần thiết.

Cảm thấy tốt về việc cảm thấy tồi tệ (tự công bình)
       -         Đạo đức hóa sự phẫn nộ
       -         Thái  độ khinh bỉ người khác
       -         Cảm giác như thể bạn xứng đáng có được thứ người khác không xứng đáng.
       -         Tìm kiếm đặc quyền của việc luôn luôn bất lực và việc trở thành nạn nhân
Cảm thấy tốt về việc cảm thấy tốt    (Cái tôi/tự mãn)
       -         Tự thể hiện
       -         Ảo tưởng mãn tính về bản thân; một sự tự nhận thức tích cực ảo tưởng
       -         Không có khả năng đối phó với thất bại hoặc sự từ chối
       -         Lảng tránh sự tranh luận hoặc sự không thoải mái.
       -         Thường xuyên sống trong trạng thái ích kỉ


Siêu cảm xúc là một phần của các câu chuyện mà ta tự nói với bản thân về các cảm giác của mình. Chúng khiến chúng ta cảm thấy đúng đắn trong việc ghen tuông. Chúng cổ vũ cho giá trị của chúng ta. Chúng đẩy chúng ta chìm vào chính cảm xúc của bản thân.

Chúng là những cảm giác cơ bản về việc gì là đúng đắn/không đúng đắn. Chúng là sự chấp nhận của bản thân về việc chúng ta nên hay không nên phản hồi lại cảm xúc của chính mình hay không.

Nhưng cảm xúc không phản ánh đúng như ta muốn (ta luôn muốn chúng nên phải thế này thế nọ). Cảm xúc điên lắm, nhớ lấy?

Và thay vào đó, những siêu cảm xúc này có xu hướng giết chết chúng ta từ bên trong, thậm chí còn hơn thế nữa.

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy tốt về việc cảm thấy tốt, bạn sẽ trở nên ích kỉ và cảm giác có quyền với những người xung quanh bạn. Nếu cảm giác tốt khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân, thì bạn sẽ bước đi, nói chuyện theo một cách rất tội lỗi và ngại ngùng, cảm giác như thể bạn không xứng với thứ gì cả, không thực sự sở hữu thứ gì cả, và không có giá trị gì để cống hiến cho thế giới xung quanh.

Đến lượt những người cảm thấy tồi tệ về việc cảm thấy tồi tệ. Những “kẻ suy nghĩ tích cực này” sẽ sống trong sự sợ hãi rằng: bất cứ một mức độ chịu đựng nào đều chỉ ra rằng phải có thứ gì đó sai lầm một cách đau khổ xảy ra với họ. Đây chính là “Vòng xoáy chết chóc” mà nhiều người trong chúng ta bị ném vào bởi chính văn hóa của chúng ta, gia đình của chúng ta và trong hoàn cảnh nền công nghiệp self-help đang phát triển rộng khắp.

Nhưng phải nói rằng siêu cảm xúc tồi tệ nhất đang dẫn phổ biến là: cảm thấy tốt về việc cảm thấy tồi tệ. Những người cảm thấy tốt về việc cảm thấy tồi tệ sẽ đắm mình vào cảm giác của sự phẫn nộ “đúng đắn”. Họ sẽ cảm thấy tính đạo đức vượt trội trong sự đau khổ của mình, rằng họ thấy mình như thể là những người “tử vì đạo” trong một thế giới độc ác. Những người theo xu hướng “cao đẹp hóa” vai trò nạn nhận của mình là những kẻ mà muốn ném sh*t vào cuộc đời của ai đó trên internet, những kẻ muốn đi thành đoàn và ném sh*t vào các chính trị gia hoặc các doanh nhân, người nổi tiếng – những người mà chỉ đơn thuần đang làm tốt nhất nhiệm vụ của họ trong một thế giới rối rắm và khó thở.

Rất nhiều những xung đột xã hội chúng ta thấy ngày nay là hệ quả của những siêu cảm xúc. Đám đông giận dữ thì còn trên cả quyền chính trị và nhóm chính trị yếu thế thì nhìn bản thân họ như những nạn nhân và bằng cách nào đó luôn đặc biệt hóa tất cả những điều khó chịu dù là nhỏ nhất hoặc thất bại mà họ trải qua. Ham muốn thì ngày càng tăng lên trong khi nhóm giàu có thì vừa ăn mừng cho sự giàu có của họ vừa ngày càng trở lên lo âu và trầm cảm, tầng lớp nghèo và trung lưu thì lại ghét bản thân vì cảm giác tụt lại phía sau.

Những câu chuyện trên không chỉ được nhắc đi nhắc lại bởi chúng ta mà còn được nuôi lớn bởi những câu chuyện được nghĩ ra trên các phương tiện truyền thông. Nền văn hóa tiêu dùng thì cố thúc đẩy, ủng hộ bạn đưa ra quyết định dựa trên cảm giác tuyệt vời, trong khi mọi người xung quanh thì ra sức nói cho cho chúng ta biết bản thân chúng ta sẽ trông tồi tệ như thế nào khi chúng ta cảm thấy không vui.

KIỂM SOÁT Ý NGHĨA, KHÔNG PHẢI CẢM XÚC

Để tránh quay vòng vòng trong những câu chuyện như trên, chúng ta phải trở lại với một sự thật đơn giản rằng: Cảm xúc không nhất thiết phải có ý nghĩa gì. Chúng chỉ có nghĩa một khi bạn cho phép chúng có nghĩa.

Có thể hôm nay tôi buồn. Có thể có đến 8 lí do khác nhau khiến tôi có thể buồn hôm nay. Vài trong số chúng có thể quan trọng, một vài thì không. Nhưng chính tôi mới là người quyết định tầm quan trọng của những lí do đó – cho dù những lí do đó là biểu hiện của tính cách của tôi hay đó đơn thuần chỉ là những ngày khó chịu.

Đây là một kĩ năng mà sẽ rất nguy hại nếu chúng ta không sở hữu trong thời buổi hiện nay: khả năng giải mã ý nghĩa thực sự từ cảm xúc, để rồi quyết định rằng không phải chỉ vì bạn cảm thấy điều gì đó mà có nghĩa là cuộc sống chính là điều gì đó bạn vừa cảm giác.

Đệch cái cảm xúc của bạn. Sẽ có lúc, những thứ tốt khiến bạn cảm thấy không thích. Sẽ có lúc, những thứ xấu xa lại khiến bạn thấy phấn khích. Và việc bạn cảm giác ra sao không thay đổi được thực tế là chúng là những điều tốt/xấu. Có những lúc bạn sẽ cảm thấy tệ vì cảm thấy tốt và cảm thấy tốt về việc cảm thấy tệ, về việc cảm thấy tốt – bạn biết không? Đệch nó chứ. Đệch cái cảm xúc.

Điều này không có nghĩa là bạn nên phớt lờ cảm xúc của bạn. Cảm xúc là điều quan trọng. Nhưng quan trọng không phải vì ý nghĩa mà ta gán cho nó. Chúng ta luôn nghĩ cảm xúc quan trọng vì nghĩ rằng chúng nói lên điều gì đó về chúng ta, về các mối quan hệ, và về thế giới. Nhưng cảm xúc không nói lên điều gì như thế cả. Không có một ý nghĩa nào được đính kèm vào các cảm giác. Thỉnh thoảng bạn bị tổn thương vì những lí do tốt đẹp. Thỉnh thoảng vì những lí do xấu. Và thỉnh thoảng chẳng vì lí do gì. Sự tổn thương tự thân nó là một điều trung tính. Lí do thì luôn tách biệt.

Ý chính ở đây là cách bạn quyết định. Và nhiều người trong chúng ta hoặc là quên mất hoặc không bao giờ nhận ra sự thật đó. Nhưng thực sự chúng ta mới là người quyết định xem nỗi đau của mình có ý nghĩa gì. Giống như việc chúng ta quyết định xem thành công thể hiện điều gì ở bản thân.

Và trong khá nhiều trường hợp, bất cứ câu trả lời nào cho ý nghĩa của những cảm giác của ta đều sẽ lấy đi khá nhiều nước mắt của bạn ngoại trừ một câu trả lời: Không có ý nghĩa gì cả.

Nguồn: https://markmanson.net/fuck-your-feelings
Dịch: Dat tran


Nhận xét

  1. Câu SỐNG KHÔNG PHẢI LÀ VIỆC LÚC NÀO CŨNG CẢM THẤY “LÊN ĐỈNH” nghe không hiểu lắm, t cảm thấy nó hơi tối nghĩa

    Trả lờiXóa
  2. nên là rất dễ bị xảy ra rối loạn tâm lý, rối loạn cảm xúc

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Để lại suy nghĩ của bạn nha

Bài đăng phổ biến từ blog này

7 loại hình cô đơn

Bất hạnh là một lỗi lầm

6 dấu hiệu chỉ ra rằng bạn đang ở trong một mối quan hệ độc hại